HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

 

HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

  1. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì?

    Huấn luyện an toàn lao động (ATLĐ) là một phần không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật mà còn đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu các chi phí không đáng có do tai nạn lao động gây ra.

    Huấn luyện an toàn lao động là quá trình giảng dạy và đào tạo cho các cán bộ công nhân viên (CBCNV) và người lao động về các kỹ năng, kiến thức cần thiết để làm việc trong môi trường an toàn. Người tham gia huấn luyện sẽ được trang bị kiến thức về các nguy cơ tiềm ẩn, cách phòng tránh sự cố và biện pháp xử lý khi có tai nạn xảy ra.

  2. Mục đích của huấn luyện an toàn lao động

    • Giảm thiểu tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN).
    • Nâng cao nhận thức của người lao động về các nguy cơ tiềm ẩn trong công việc.
    • Tăng cường kỹ năng phòng tránh và xử lý tai nạn.
    • Đảm bảo tuân thủ pháp luật về an toàn lao động.
    • Tạo môi trường làm việc an toàn, tối ưu hiệu quả sản xuất.
  3. Tại sao lại phải huấn luyện an toàn lao động

    • Tuân thủ quy định pháp luật: Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp phải huấn luyện an toàn lao động cho nhân viên.
    • Bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ về tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
    • Nâng cao nhận thức và kỹ năng của người lao động trong việc phòng ngừa tai nạn.
    • Giảm chi phí liên quan đến sự cố và tai nạn lao động.
    • Góp phần xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp.
  4. Đối tượng phải huấn luyện an toàn lao động

    Theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP, đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động bao gồm:

    1. Huấn luyện an toàn nhóm 1

      Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu.

      Huấn luyện an toàn lao động

      Hình 1: Tập huấn an toàn lao động

    2. Huấn luyện an toàn nhóm 2

      Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

      Đào tạo nghiệp vụ nghề chăm sóc sắc đẹp

      Hình 2: Đào tạo nghiệp vụ nghề chăm sóc sắc đẹp

    3. Huấn luyện an toàn nhóm 3

      Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành tại Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH.

      Đào tạo nghiệp vụ nghề thiết bị nâng

      Hình 3: Đào tạo nghiệp vụ nghề thiết bị nâng

    4. Huấn luyện an toàn nhóm 4

      Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

      Đào tạo nghiệp vụ nghề thiết bị nâng

      Hình 4: Đào tạo nghiệp vụ nghề thiết bị nâng

    5. Huấn luyện an toàn nhóm 5

      Theo Điều 73 của Luật An toàn vệ sinh lao động, nhân viên y tế (người công tác y tế) chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại các doanh nghiệp cơ sở sản xuất. Người thực hiện công tác y tế có trách nhiệm tham mưu, trực tiếp quản lý sức khỏe cho người lao động với các nội dung chính: Xây dựng phương án, phương tiện sơ cấp cứu, thuốc thiết yếu và cấp cứu khi có tai nạn, tổ chức sơ cứu và hỗ trợ đào tạo cho người lao động tại cơ sở.

      Hình 5: Tập huấn sơ cấp cứu

      Hình 5: Tập huấn sơ cấp cứu

    6. Huấn luyện an toàn nhóm 6

      An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

      Hình 6: Đào tạo nghiệp vụ nghề chăm sóc sắc đẹp

      Hình 6: Đào tạo nghiệp vụ nghề chăm sóc sắc đẹp 

  5. Thời gian huấn luyện an toàn nhóm 1,2,3,4,5,6

    1. Thời gian huấn luyện lần đầu

      • Huấn luyện an toàn nhóm 1 và nhóm 4: Thời gian đào tạo tối thiểu là 16 giờ.
      • Nhóm 2: Thời gian đào tạo tối thiểu là 48 giờ, chia thành nhiều ngày theo giờ hành chính.
      • Nhóm 3: Tối thiểu là 24 giờ.
      • Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
      • Nhóm 6: Thời gian đào tạo huấn luyện tối thiểu là 4 giờ.
    2. Thời gian huấn luyện định kỳ

      • Đối với các nhóm 1, 2, 3, 5, 6 thì định kỳ 2 năm/1 lần.
      • Riêng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 4 là 1 năm/1 lần.
      • Trong chương trình đào tạo định kỳ, cần lưu ý thời gian đào tạo:
        • Thực hiện huấn luyện đủ thời gian quy định với những nội dung mới.
        • Thực hiện 50% thời gian huấn luyện đối với những nội dung cũ và đã được đào tạo trước đó.
  6. Quy định phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

    1. Quy định luật an toàn vệ sinh lao động 2015

      Luật An toàn lao động ngày 25/6/2015 với các nội dung quan trọng như: việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan.

    2. Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định huấn luyện an toàn

      Nghị định số 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm tra kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và Quan trắc môi trường lao động.

    3. Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 44/2016/NĐ-CP

      Nghị định 140/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ LĐTB-XH.

    4. Quy định theo nghị định số 39/2016/NĐ-CP

      Nghị định số 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động.

    5. Quy định thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH

      Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

    6. Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH danh mục công việc huấn luyện an toàn

      Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

  7. Nội dung đào tạo an toàn vệ sinh lao động

    Tùy vào mỗi nhóm đối tượng mà nội dung cụ thể khác nhau. Nội dung khóa đào tạo gồm những phần chính:

    • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
    • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động.
    • Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động.
    • Kỹ thuật an toàn thiết bị.
  8. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ở đâu?

    Hiểu được tầm quan trọng của việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến sức khỏe, môi trường làm việc cho người lao động. Hiện không khó để tìm thấy các đơn vị huấn luyện ATVSLĐ trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng mang đến chương trình huấn luyện uy tín, chất lượng và phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp.

    Quý Doanh nghiệp/Công ty hãy đến với Trường Trung cấp nghề KTNV Tôn Đức Thắng để chúng tôi có thể giúp đỡ doanh nghiệp của bạn trong việc tiếp cận kiến thức, kỹ năng về ATLĐ từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh TNLĐ và BNN cho người lao động.

    Chúng tôi hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết về huấn luyện an toàn lao động. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ:

    Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Nghiệp vụ Tôn Đức Thắng.

    Địa chỉ : TT 17 Tam Đảo, Phường 15, Quận 10. Tp. Hồ Chí Minh.

    Hotline: 0908.804.866 (Cô Hòa)

Tin tức liên quan
Back-top