Đào tạo nghề: Làm người thợ giỏi tốt hơn làm anh kỹ sư tồi! - TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ TÔN ĐỨC THẮNG

Đào tạo nghề: Làm người thợ giỏi tốt hơn làm anh kỹ sư tồi! - TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ TÔN ĐỨC THẮNG

Đào tạo nghề: Làm người thợ giỏi tốt hơn làm anh kỹ sư tồi! - TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ TÔN ĐỨC THẮNG

Đào tạo nghề: Làm người thợ giỏi tốt hơn làm anh kỹ sư tồi! - TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ TÔN ĐỨC THẮNG

Đào tạo nghề: Làm người thợ giỏi tốt hơn làm anh kỹ sư tồi! - TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ TÔN ĐỨC THẮNG
Đào tạo nghề: Làm người thợ giỏi tốt hơn làm anh kỹ sư tồi! - TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ TÔN ĐỨC THẮNG

Đào tạo nghề: Làm người thợ giỏi tốt hơn làm anh kỹ sư tồi!

“Trong khi hàng nghìn kỹ sư, cử nhân thất nghiệp, không tìm được việc làm thì doanh nghiệp (DN) tìm đỏ mắt không ra thợ lành nghề, dù trả lương tính bằng nghìn USD. Đó là một sự lãng phí khủng khiếp! Các em phải hiểu rằng, một người thợ giỏi, sống tốt với nghề sẽ tốt hơn một anh kỹ sư tồi, xin việc ở đâu cũng khó” - ông Đào Trung Kiên - Giám đốc Cty Minh Việt (Vũng Tàu) - chia sẻ tại Hội chợ việc làm 2015 do Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) tổ chức ngày 30.6 tại TPHCM.

 
 
Đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp sẽ giúp giải quyết đầu ra cho người học nghề
 
 
Tìm một thợ hàn mà cũng khó!
 
Ông Kiên cho biết, Cty Minh Việt hoạt động trong lĩnh vực cung ứng nhân lực, có lúc Cty có nhu cầu tuyển vài trăm thợ hàn, gia công cơ khí như thợ lắp ống, thợ lắp kết cấu, thợ giàn giáo… nhưng không tuyển được. Ông giải thích: “Chúng tôi rất khó khăn khi tìm kiếm thợ hàn thông thường chứ chưa nói đến là tìm kiếm thợ hàn chuyên về một loại vật liệu như nhôm, đồng hay là làm việc với quy trình hàn tự động. Sắp tới, chúng tôi cần 3.000 thợ hàn thì không biết tìm đâu. Cái DN cần là các em được đào tạo nghề chuyên sâu, từng ngành nghề cụ thể”. Theo ông Kiên, chỗ vướng hiện nay trong đào tạo nghề cho sinh viên chính là thay vì dạy để các em làm được nghề thì các trường lại dạy nhiều môn học mà cấp quản lý mới cần học!
 
Ông Trần Việt Cường - Giám đốc Cty TNHH DV giao nhận Song Song - cho rằng: “Xã hội, gia đình và học sinh thường không xem trọng việc học nghề. Một trong những suy nghĩ sai lầm đó là học đại học còn thất nghiệp thì học nghề còn lâu mới kiếm được việc; nhưng quên rằng, DN cần một người thợ lành nghề chứ không ai cần một tấm bằng kỹ sư”.
 
Về phía nhà đào tạo, theo ông Trần Văn Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Hàng hải TPHCM - lâu nay công tác dạy nghề và người tốt nghiệp trường nghề chưa được xã hội đánh giá đúng. “Khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực, các em tốt nghiệp từ trường đào tạo nghề được gọi là Cử nhân thực hành, sẽ phần nào phá bỏ cái nhìn chưa đúng của xã hội, gia đình, học sinh về trường nghề, người 
học nghề”.
 
Gắn kết DN với trường nghề
 
Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) Nguyễn Hồng Minh, để nâng cao nhận thức của xã hội về công tác đào tạo nghề, tốt nhất vẫn là phải đảm bảo đầu ra, công việc cho người học. “Mình nói tốt, nhưng học xong ra trường không tìm được việc thì không ai thừa nhận hết” - ông Minh chia sẻ.
 
Để tạo đầu ra cho sinh viên, Tổng cục Dạy nghề đã có những nỗ lực để kết nối nhà trường, học viên học nghề và DN. Đặc biệt, trong công tác hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết nhu cầu việc làm sau khi tốt nghiệp cho các học viên từ các trường dạy nghề. Hội chợ việc làm là một trong những kế hoạch được thực hiện trong dự án Tăng cường kỹ năng nghề đầu tư vào 15 trường cao đẳng nghề, 15 nghề trọng điểm.
 
“Dạy nghề gắn với nhu cầu DN, gắn kết DN với trường nghề là giải pháp quan trọng để tạo đầu ra cho học viên. Theo khảo sát từ dự án Tăng cường kỹ năng nghề do Ngân hàng Châu Á (ADB) tài trợ, trong 223 DN được khảo sát, trên 50% số DN cho biết, sẵn sàng hợp tác với các cơ sở dạy nghề, để đào tạo và tìm kiếm nguồn nhân lực. Đó là tín hiệu tốt” - ông Minh chia sẻ. Cũng theo ông Minh, với điều kiện hiện nay, cơ sở trường nghề còn yếu, trong khi kỹ thuật, máy móc thay đổi liên tục, nếu các em được thực tập ở DN là cơ hội để các em rèn nghề, ra trường làm được việc ngay.
 
T.T (Nguồn: Báo Lao động)
Tin tức liên quan
Back-top